Thực phẩm (thủy hải sản, sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chế biến, rau củ, ngũ cốc, bánh kẹo, mì ăn liền, nước giải khát…)
- Chất dinh dưỡng đa lượng: Protid, lipid, carbohydrat, aminoacid, sợi cellulosic…
- Chất dinh dưỡng vi lượng: Vitamin, nguyên tố vi lượng.
(Minh họa)
- Phụ gia thực phẩm: Chất bảo quản, màu, chất có mùi vị, hương liệu, các chất tạo ngọt; các phụ gia tăng cường khả năng tiêu hoá, hấp thụ như xơ tiêu hoá, enzyme, DHA, EPA…
- Dư lượng các kháng sinh và các hoá chất khác: Chloramphenicol, các dẫn suất Nitrofurans, Malachites, nhóm Fluoroquinolones, nhóm Sulfonamides, nhóm Tetracyclines… trong thực phẩm, thuỷ hải sản…
- Dư lượng thuốc BVTV họ Chlor, họ Phospho, họ Cúc, họ Carbamate; dư lượng thuốc diệt nấm, diệt cỏ.
- Dư lượng kim loại nặng: As, Pb, Hg, Cd, Cu, Fe, Zn, Cr, Mn, Ni, Se…
Kỹ thuật viên VTT-HCM đang thao tác với máy quang phổ AAS iCE 3000 (Thermo - Đức)
-Vi sinh:
+ Phân tích các chỉ tiêu vi sinh gây bệnh trong thực phẩm, thủy sản, sản phẩm thủy sản, nông sản thực phẩm nhằm đánh giá tình trạng vệ sinh, tình trạng ô nhiễm, ngộ độc về mặt vi sinh như: tổng số vi sinh vật, Coliform, E.coli, Enterobacteriaceae, Staphylococcus aureus…
Kỹ thuật viên VTT-HCM cấy mẫu với tủ cấy vi sinh CHC Lab
+ Phân tích các chỉ tiêu vi sinh trong chế phẩm sinh học như: Bacillus subtilis, Lactobacillus.
+ Phân tích biến đổi gen (GMO) trong thực phẩm, kiểm nghiệm DNA động vật (gà, bò, dê, cừu…) trong thực phẩm.
(Minh họa)
- Dư lượng hormone tăng trưởng động vật (Clenbuterol, Salbutamol, DES…), dư lượng hormone tăng trưởng thực vật (Gibberellic acid, α-NAA, β-NOA…)
- Độc chất: PCB, PAH, Dioxin, Furan, Melamin, DEHP…
- Độc tố sinh học biển: DSP, PSP, ASP và các độc tố khác, Mycotoxin (Aflatoxin, Ochartoxin A, DON, Zearelanon…) trong ngũ cốc, sữa; 3-MCPD trong nước tương; Histamin trong cá, nước mắm…
- Kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm theo quy định cuả Bộ Y tế.